2812 7 bước giúp trang web xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm

Trang chủ » Tư vấn » Lập kế hoạch kinh doanh » 7 bước giúp trang web xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm

7 bước giúp trang web xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm

Sở hữu một trang web có thể nói là điều không quá xa lạ với những doanh nghiệp trong trong thời điểm hiện nay. Những công cụ tìm kiếm chính là phương thức giúp doanh nghiệp tiếp cận gần với khách hàng, và nếu bạn đang mong muốn doanh nghiệp của mình tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm thì đừng nên bỏ qua 7 bước giúp bạn xếp hạng cao hơn trên những công cụ tìm kiếm của chúng tôi sau đây nhé

Một trang web giới thiệu tốt về thương hiệu của bạn, hấp dẫn người truy cập và biến họ thành khách hàng là một công cụ tối quan trọng trong hoạt động tiếp thị trực tuyến. Tuy nhiên đây chỉ là bước khởi đầu của cả cuộc hành trình. Bước tiếp theo là bạn phải khuyến khích càng nhiều người truy cập càng tốt. Bởi lẽ ở thế giới thực bạn có thể mở cửa hàng trưng bày thật đẹp tất cả những sản phẩm mà khách hàng muốn mua và hy vọng khách hàng có thể ghé thăm, còn trên mạng internet thì lại không như vậy. Bạn phải chủ động quảng bá trang web của mình và đây cũng chính là phần nội dung chính mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn ở bài viết này



Bạn có thể thấy, có rất nhiều những kỹ thuật giúp thu hút khách hàng đến với trang web của bạn. Trong đó công cụ tìm kiếm qua mạng là chủ yếu. Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường  Jupiter Reseach 80% người sử dụng internet biết tới trang web mới nhờ công cụ tìm kiếm

80% những người sử dụng internet tìm đến các trang web mới thông qua công cụ tìm kiếm không phải họ nghe từ bạn bè hay đồng nghiệp. Hay cũng không phải do họ nhìn thấy những quảng cáo trên áp phích hay những mẫu quảng cáo qua truyền hình. Thậm chí họ cũng không phải sử dụng các liên kết từ mạng xã hội. Họ chỉ đơn thuần gõ một vào từ khóa vào một thanh công cụ tìm kiếm và hiển nhiên đó là Google và rồi truy cập những trang web hiển thị trên đó 

Đây là sự thay đổi trong bản thân mỗi người nghiên cứu hành vi mua sắm. Chỉ một thập kỷ trước đây không hề có phương thức nào như vậy và rồi công cụ tìm kiếm qua mạng đã thầm lặng xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta. Hãy nhớ lại lần mua sắm lớn nhất gần đây của bạn, không phải là những món ăn thông dụng mà là những đồ vật như vật dụng điện tử, ô tô hay thậm chí cả những dịch vụ kế toán. Và có khả năng rất lớn là bạn sử dụng công cụ tìm kiếm cho những lần mua sắm 

Sự phổ biến của công cụ tìm kiếm mang nhiều ý nghĩa tích cực. Vào cuối thể kỷ 20 thời kỳ hưng thịnh của những công ty  dotcom  (các công ty kinh doanh trên internet) và trước khi công cụ tìm kiếm trở nên phổ biến, nếu muốn thu hút khách hàng truy cập trang web thì đó phải là trang web của một công ty có tiếng thực sự  (như Tesco.com, Dell,.com) hoặc bạn phải tăng mức độ nhận biết theo phương thức cổ điển là bỏ tiền vào quảng bá doanh nghiệp  của bạn (như Lastminute.com, Expedia.com). Bạn thậm chí sẽ không được tham gia cuộc chơi này nếu không có cả triệu USD. Nhưng giờ đây bạn không cần phải tiêu quá nhiều tiền như vậy, bạn chỉ cần biết cách tối ưu hóa trang web của mình theo các cơ chế tìm kiếm và đầu tư thời gian để làm thật tốt việc đó




Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) còn được biết đến như là kiểu tìm kiếm tự nhiên – là một quá trình khá dễ hiểu. Mặc dù vậy đó không phải là điều quá dễ dàng hay ít tốn kém. Qúa trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư rất nhiều thời gian và vì vậy nên nhiều người lựa chọn thuê những chuyên gia SEO thay họ làm việc. Nếu bạn có nhiều tiền và hạn hẹp về thời gian thì đây chắc chắn là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Vì dù với những mức độ nào thì các chuyên gia đều có thể làm được nhanh chóng và nhiều việc hơn so với một người không chuyên môn trong lĩnh vực này như bạn
Tuy nhiên nếu bạn suy nghĩ rằng, SEO là một môn nghệ thuật bí ẩn chỉ dành cho một số người được lựa chọn và do đó, mặc dù không thật sự dư giả thì bạn vẫn phải chấp nhận tốn tiền thuê những chuyên gia thì đó lại là một ý tưởng tồi.

Nhiều chuyên gia cố tình tạo ra những ấn tượng rằng SEO không dành cho những người nghiệp dư hay nhát gan. Đừng tin họ. Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoàn toàn rõ ràng và dễ hiểu. Hãy dành một chút thời gian làm theo 7 bước sau đây thì trang web của bạn chắc chắn sẽ nhanh chóng được xếp lên phía trên khi được tìm kiếm

1. Đọc kỹ những hướng dẫn của công cụ tìm kiếm

Nếu bạn vẫn chưa tin SEO không phải là một môn nghệ thuậ huyền bí, bạn nên biết rằng những cơ chế tìm kiếm chủ đạo đều có những lời khuyên cụ thể về việc làm thế nào để tối ưu hóa trang web của bạn. (Bạn có thể tham khảo  www.google.com/webmaster

Hãy bắt đầu bằng những lời khuyên này và thường xuyên đọc lại nó. Tìm kiếm qua mạng là một trong những lĩnh vực mới mẻ trong hoạt động marketing và luật chơi thường xuyên thay đổi. Cơ chế tìm kiếm đòi hỏi trang web của bạn phải dễ tìm và lúc nào cũng có phần nội dung phong phú dựa trên những tiêu chuẩn mới nhất

2. Tìm hiểu những trang web hữu ích về SEO

Tuy nhiên bạn khó có thể tìm kiếm được mọi thứ từ những công cụ tìm kiếm. Và vì thế để có thể bắt kịp với nhịp độ phát triển của lĩnh vực này thì bạn cần thường xuyên tham khảo những Blog hữu ích về nội dung này. Một số trang sau đây có thể cho bạn một khởi đầu tốt:

  • http://searchengineland.com
  • www.seroundtable.com
  • www.seomoz.org/blog
  • http://searchenginewatch.com
  • www.nma.co.uk/channels/search


3. Thiết kế để trang web của bạn dễ dàng tiến lên hơn


Tìm kiếm qua mạng hoạt động trên cơ chế gửi ra những con nhện (spiders) để đọc các ký tự trên trang web và sau đó xây dựng chỉ mục tìm kiếm cho những trang web đó. Nhện web là một phần mềm được các cơ chế tìm kiếm phát tán trên khắp các trang web. Chúng được gọi là nhện vì đơn giản chúng bò dọc khắp các trang web. Chúng cũng được gọi là những “con rệp” (crawler), lập chỉ mục tự động hay “bots”

Trang web của bạn cần thiết kế sao cho con “nhện” có thể dễ dàng truy cập và bò quanh. Điều đó đồng nghĩa với việc tạo ký tự để nhện đọc. Về căn bản, nhện không đọc được nội dung của những chương trình Flash, nội dung được tạo qua  JavaScript, nội dung hình ảnh và các nội dung truyền thông đa phương tiện (rich media) được sử dụng để làm cho các trang web trông hấp dẫn hơn

Vì vậy, phải đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa nội dung dạng ký tự và nội dung dạng rich media. Nếu quá thiên về nội dung dạng truyền thông đa phương tiện, người ta sẽ không thể tìm được trang web của bạn. Còn nếu quá nhiều nội dung ký tự, người dùng có thể dễ dàng tìm và đến được với trang web của bạn, nhưng cũng có thể dễ phát chán và chẳng buồn quay lại

4. Chọn đúng từ khóa

Bạn cũng cần sử dụng những từ ngữ thích hợp, hay nói đúng hơn bạn cần sử dụng những từ ngữ mà người truy cập bạn muốn thu hút sẽ gõ vào thanh công cụ tìm kiếm. Chẳng hạn như nếu trang web của bạn sử dụng nhiều từ “con hổ”, trang web của bạn sẽ đứng phía trên người truy cập tìm kiếm với từ khóa “con hổ”. Điều này rất có lợi nếu bạn đang tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan tới hổ, nhưng sẽ không có ích gì nếu sản phẩm của bạn chẳng có chút gì liên quan.

Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn những từ ngữ trên trang web gần nhất với ngành nghề kinh doanh công ty. Việc lựa chọn từ khóa vì vậy đóng vai trò sống còn. Hãy nghĩ đến những từ ngữ mà khách hàng có thể sử dụng tìm kiếm công ty của bạn. Hãy nghiên cứu kết quả tìm kiếm với những từ khóa này. Những công cụ miễn phí như Google Adwords sẽ giúp bạn lựa chọn những từ khóa tối ưu cho trag web của mình

Có thể chẳng bao lâu nữa bạn sẽ có hàng tá những từ khóa. Bạn nên bắt đầu với một ít từ khóa trước, khi thấy hiệu quả mới chuyển đến những từ khóa còn lại. Bạn cũng nên kết hợp những thuật ngữ chung chung có thể mang lại lượng tìm kiếm lớn với những thuật ngữ cụ thể hơn tuy mang lại kết quả hạn chế nhưng lại đúng mục tiêu hơn



5. Đưa từ khóa vào nội dung và tiêu đề trang web


Bước tiếp theo là đưa những từ khóa cũng như những cụm từ này vào nội dung của trang web. Cũng cần đặc biệt lưu ý đến những tiêu đề của trang. Cơ chế tìm kiếm chú trọng hơn đến các tiêu đề, do đó hãy tận dụng các từ khóa cũng như cụm từ trên tiêu đề một cách thật hiệu quả

Tuy nhiên, lưu ý đừng quá lạm dụng từ khóa, nếu không nội dung sẽ mất ý nghĩa và không hấp dẫn người đọc. Cơ chế tìm kiếm ngày nay thông minh hơn và nhận diện được các nội dung thuần túy dùng để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Và nếu ngay cả một phần mềm máy tính còn phân biệt được những từ ngữ kém hữu ích đó, thì chắc chắn người truy cập cũng vậy. Họ cũng sẽ chẳng nán lại lâu trên trang web của bạn

6. Tăng cường các liên kết (link) đến trang web của bạn

Sau từ khóa, thành phần quan trọng nhất của SEO chính là các liên kết. Liên kết chính là mạch máu của môi trường mạng. Vào những thời điểm, có tới 70% thuật toán của Google dựa trên liên kết. Điều đó có nghĩa rằng Google có thể xem xét mức độ liên quan và chất lượng của các liên kết. Do vậy bạn cần thuyết phục những chủ trang web khác đặt liên kết này sẽ càng sẽ hiệu quả nếu các trang web đó xếp phía trên khi được tìm kiếm. Các cơ chế tìm kiếm hiện xếp hạng mức độ hữu ích cho trang web của bạn nằm trong một trang khác được đánh giá cao thì cơ chế tìm kiếm sẽ cho rằng trang web của bạn cũng có uy tín tương tự

Cách tốt nhất để có nhiều liên kết tốt là phải cung cấp nội dung có chất lượng cao. Đó có thể là tin tức cập nhật về đúng một chủ đề cụ thể hay những ưu đãi hấp dẫn hoặc một bản báo cáo bạch mà nhiều người muốn tải về. Bất kể nội dung đó là gì, chỉ cần nó thật sự có ích với người khác, bạn sẽ được hưởng lợi từ sự cộng hưởng các yếu tố: trang web của bạn được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, được các trang web khác đặt liên kết  tới và sẽ có nhiều người truy cập đến. Nội dung mới thực sự là vua của thế giới mạng

Có nhiều cách khác để trang web khác đặt liên kết đến trang của bạn. Bạn có thể đăng ký trang web của mình với dự án thư mục ở mở (www.domoz .com) để được liệt kê miễn phí. Bạn cũng có thể đặt những liên kết chéo với các trang web có uy tín. Bạn cũng có thể chia sẻ  với mọi người về trang web của mình. Hãy nói về nó với tất cả những người mà bạn gặp, đề cập đến nó khi bạn bình luận trên blog của người khác, hay viết trên blog của mình, khi bạn nhắn tin hay qua  Twitter hay cập nhật thông tin trên LinkedIn. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về cách làm cụ thể. Nhưng ngay từ bay giờ bạn hãy bắt đầu hình thành thói quen khuyến khích các trang khác đặt liên kết đến trang của mình




7. Thường xuyên tinh chỉnh

Bước cuối cùng là thường xuyên tinh chỉnh hoạt động SEO của bạn. Bạn phải luôn theo sát những xu hướng tìm kiếm mà khách hàng đang sử dụng, và tất cả những thay đổi trong luật chơi. Chẳng hạn, năm 2009 Google công bố tính năng “Web History” (lịch sử lướt web), theo đó cơ chế tìm kiếm này căn cứ vào những lệnh tìm kiếm và nhấp chuột trước đó để hiển thị kết quả tìm kiếm hiện tại. Giờ đây kết quả tìm kiếm không còn chỉ dựa thuần túy vào mức độ liên quan của nội dung trang web hay các liên kết của bên thứ ba, mà nó còn tùy thuộc vào lịch sử lướt web của mỗi người. Đây thực sự là thay đổi lớn và có ảnh hưởng đáng kể tới cách những nhà tiếp thị cận lĩnh vực này

Bạn cần đón đầu những xu thế phát triển như thế và điều chỉnh chiến thuật một cách tương ứng. Mặc dù vậy, một trong những điểm hấp dẫn nhất về SEO là tuy ban đầu bạn phải xây dựng và đầu tư công sức, nhưng một khi chiến dịch tối ưu hóa đã được khởi động, bạn chỉ cần cho nó chạy thường xuyên với đôi chút điều chỉnh nhỏ định kỳ để đảm bảo lượng truy cập ổn định  tới trang web của mình

YN  (theo Alex Blyth -  Tiếp Thị Trực Tuyến Thông Minh)